Đi dạo trong ngành IT 9: Working in Graphic Design

Xin chào mọi người, Mình là Quỳnh, chào mừng mọi người đến với series Đi dạo trong ngành IT. Đây là bài viết thứ 2 về ngành Thiết kế đồ họa, "Học Thiết kế đồ họa ra làm gì?".

Bài viết gồm 3 phần, là ba hướng chính mọi người có thể chọn sau khi tốt nghiệp.

Phần 1: Thiết kế trang web

Phần 2: Thiết kế trải nghiệm người dùng

Phần 3: Thiết kế đồ họa chuyển động

Phần 1. Thiết kế trang web

Thiết kế web hay thiết kế website là tất cả công việc giúp tạo một trang web. Thiết kế web bao gồm thiết kế Web tĩnh (giao diện web) và thiết kế Web động(Xử lý thông tin và dữ liệu web).

Thiết kế Web tĩnh

Thiết kế web tĩnh bao gồm 2 phần công việc, bao gồm:

  • Thiết kế (design): Thiết kế là công việc của các designer. Họ sử dụng các phần mềm Thiết Kế Đồ Hoạ (Ps, Ai, Dn, Sketch..) để dựng dao diện ở dạng hình ảnh thông thường.
  • Dựng giao diện (cắt html): là công việc của lập trình viên. Họ sử dụng sử dụng các đoạn mã HTML, Javascript, CSS để tạo một giao diện cho trang web.

Thiết kế web động

Thiết kế web động là thiết kế phần xử lý dữ liệu ở phía sau của một website (back end). Có nghĩa là web động là web có đầy đủ cơ sở dữ liệu, có khả năng sử lý, lưu trữ dữ liệu tự động. web động cho phép dễ dàng cập nhật nội dung, tiện ích, quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng….


Phần 2. Thiết kế trải nghiệm người dùng/ giao diện web

Giao diện người dùng (UI) là cách người dùng tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụng. Thiết kế giao diện người dùng là quá trình thiết kế giao diện để làm cho chúng dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm thân thiện với người dùng.

Giao diện người dùng bao gồm tất cả những thứ mà người dùng tương tác với màn hình; bàn phím và chuột. Nhưng trong bối cảnh thiết kế đồ họa; thiết kế giao diện người dùng tập trung vào trải nghiệm hình ảnh của người dùng và thiết kế các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút nhấn; menu; tương tác….

Các nhà thiết kế giao diện người dùng phải là người trong một nhóm được hỗ trợ bởi cả kỹ năng thiết kế đồ họa và hiểu rõ về nguyên tắc UI / UX; thiết kế đáp ứng và phát triển web. Ngoài các ứng dụng đồ họa, họ cần kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.

Phần 3. Thiết kế đồ họa chuyển động

Nói một cách đơn giản, đồ họa chuyển động là các hình ảnh đang chuyển động. Điều này có thể bao gồm hoạt hình; âm thanh, kiểu chữ; hình ảnh, video và các hiệu ứng khác được sử dụng trong phương tiện truyền thông trực tuyến, truyền hình và phim.

Sự phổ biến của điều này đã tăng vọt trong những năm gần đây khi công nghệ được cải thiện và nội dung video trở thành bá chủ.

“Thiết kế đồ họa chuyển động” là một đặc sản mới cho các nhà thiết kế. Chính thức dành riêng cho truyền hình và phim ảnh; những tiến bộ công nghệ đã giảm thời gian và chi phí sản xuất, làm cho hình thức nghệ thuật dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng.

Bây giờ, đồ họa chuyển động có thể được tìm thấy trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số, đã tạo ra tất cả các loại lĩnh vực và cơ hội mới.

Hi vọng bài chia sẻ của mình đã phần nào giúp các bạn định hướng được con đường mình chọn trong tương lai, để có thể tập trung rèn luyện kĩ năng và nắm vững kiến thức chuyên môn thật tốt.

Blog kì này đến đây là hết rồi, à quên nữa, khi đọc xong các bạn giúp nhóm mình thực hiện một form khảo sát này nha ^^.

Form: Đánh giá bài Blog Đi dạo trong ngành IT (google.com)

Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh - đồng hành cùng Những Nụ Cười Mới Club

Đây cũng là bài viết cuối cùng trong series đi dạo trong ngành lập trình rồi, hi vọng những bài viết sẽ mang lại cho các bạn một định hướng cụ thể và rõ ràng nhất về công việc mà chúng mình lựa chọn sau này ^^. Nếu có cơ hội hẹn gặp các bạn tại FPTU.

Comments

  1. Bài viết rất hữu ích cho bản thân mình

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết của chúng mình ^^.

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Đi dạo trong ngành IT 0: Software Engineering and Graphic Design

Đi dạo trong ngành IT 3: Game Developer