Đi dạo trong ngành IT 1: Web Development

Xin chào tất cả mọi người, mình là Leon và chủ để Blog ngày hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu về web development, một hướng đi khá nổi trong ngành phần mềm và trong bài viết này chúng mình sẽ cùng đi dạo để biết xem Web development sẽ làm những gì

Bài viết gồm 3 phần

Phần 1: Giới thiệu về web development

Phần 2: Các hướng đi trong lĩnh vực web development

Phần 3: Liệu web development có lỗi thời?

Phần 3: Liệu web development có lỗi thời?

Phần 1 - Giới thiệu về web development

Ngày nay với sự phát triển của Internet, các kiến thức, tin tức chúng mình đọc và học hằng ngày không còn thông qua sách vở là chính nữa mà thay vào đó là thông qua website. Website góp phần lớn trong việc lưu trữ thông tin và cho phép nhiều người có thể truy cập để đọc thông tin bất kể nơi nào trên thế giới.

Khi nói đến web development hiển nhiên là chúng mình sẽ làm về phát triển web. Tuy nhiên, web development cũng chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh thì tính chất công việc lại khác nhau. Tính tới thời điểm hiện tại (2021), Web development chia thành 3 nhánh chính:

  1. Front-end Development
  2. Back-end Development
  3. Full-stack Development

Phần 2 - Các hướng đi trong lĩnh vực web development

Front-end Development

Khi truy cập vào một trang web thì những thứ chúng mình tương tác từ màu sắc, những nút chuyển hướng, text, hình ảnh, video, hiệu ứng sặc sỡ,... tất cả những thứ liên quan đến giao diện đều được thực hiện bởi Front-end Developer (lập trình viên giao diện web).

Với Front-end Developer chúng mình cần nắm khá nhiều kiến thức về lập trình giao diện (được mô tả ở ảnh bên dưới) để có thể gia nhập mảng này.

Nguồn: https://roadmap.sh/frontend


// Do bài viết chỉ mang tính chất cung cấp và định hướng nên mình sẽ không đi sâu vào từng nhánh chuyên ngành. Các bạn có thể theo dõi thêm một số tip học ở hướng này tại Blog: https://phucleon.blogspot.com/2021/07/so-luoc-ve-front-end-web-va-mot-so-kinh.html

Back-end Development

Nếu Front-end Development phát triển về mảng giao diện cho web. Tuy nhiên, website muốn hoạt động được thì cần có một hệ thống, hay còn gọi là xương sống. Việc phát triển hệ thống của website được thực hiện bởi Back-end Development.

Không giống như Front-end làm việc nhiều với màu sắc, Back-end sẽ dành phần lớn thời gian để làm việc với database và xử lí logic. Các kiến thức mà một back-end developer nên có được minh họa trong ảnh bên dưới.

Nguồn: https://roadmap.sh/backend

Full-stack Development

Giống như tên gọi, Full-stack developer là một lập trình viên thông thạo cả Front-end và Back-end. Có thể nói Full-stack là đẳng cấp cao hơn và hoàn thiện hơn trong sự nghiệp của web developer. Tuy nhiên để có thể trở thành Full-stack, thì ngoài kiến thức Front-end và Back-end, một người Full-stack còn cần phải biết cả về DevOps. Kiến thức của DevOps được minh họa trong ảnh bên dưới.

Nguồn: https://roadmap.sh/devops

Chúng mình có thể tìm hiểu thêm về DevOps tại: https://topdev.vn/blog/devops-la-gi/

Vậy là chúng mình đã đi qua các nhánh trong lĩnh vực web development rồi. Hi vọng khi đọc đến đây, các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về hướng đi này. Nếu các bạn muốn bắt đầu với hướng phát triển này thì có thể chọn Front-end hoặc Back-end phát triển đầu tiên, sau đó từ từ tiến lên Full-stack. Và bây giờ chúng mình sẽ đi tiếp đến phần 3 của blog này nha

Phần 3: Liệu web development có lỗi thời?

Ngày nay với sự phát triển của wordpress, joomla,... các CMS nói chung. Với các CMS, người dùng chỉ cần kéo thả là có thể tạo ra được một trang web với giao diện khá xịn xò. Tuy nhiên, khi nào người dùng còn lướt web thì web development sẽ không bị lỗi thời.

Với những trang web do các CMS tạo ra chỉ có thể đáp ứng một số tính năng đơn giản, không thể chứa những tính năng phức tạp được. Nếu chúng mình làm blog thì CMS là lựa chọn tốt, nhưng nếu làm web cho doanh nghiệp với nhiều chức năng phức tạp thì cần phải thuê lập trình viên. Và một điều cũng đáng lưu ý, những người đứng sau giúp duy trì các CMS cũng chính là lập trình viên. Nên có thể nói rằng, web developemnt sẽ không bị lỗi thời nếu người dùng còn lướt web.

Ngoài ra chúng mình có thể tham khảo thêm mức lương của lập trình viên (2021) tại: https://topdev.vn/blog/muc-luong-lap-trinh-vien-nam-2021/

Blog kì này đến đây là hết rồi, hi vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về web development, hẹn gặp mọi người trong blog kì sau ^^.

À quên nữa, khi đọc xong các bạn giúp nhóm mình thực hiện một form khảo sát này nha

Form: Đánh giá bài Blog Đi dạo trong ngành IT (google.com)

Tác giả: Nguyễn Trọng Phúc - đồng hành cùng Những Nụ Cười Mới Club

Comments

Popular posts from this blog

Đi dạo trong ngành IT 0: Software Engineering and Graphic Design

Đi dạo trong ngành IT 9: Working in Graphic Design

Đi dạo trong ngành IT 4: IT Security